Những điều khó khăn khi mang thai của các mẹ

Người phụ nữ chịu vô vàn những khổ cực khi mang nặng 9 tháng 10 ngày và chứng kiến cảnh con mình khôn lớn. Có những bệnh mà đặc biệt những phụ nữ khi mang bàu rất dễ mắc phải. Dưới đây là những thông tin về những căn bệnh này mà bạn có thể tham khảo.

 

Ốm nghén

 

Vào thời điểm sáng sớm khi vừa ngủ dậy vẫn còn đói là lúc mà các mẹ có cảm giác buồn nôn nhiều nhất.

 

Do các hormone nội tiết tố xuất hiện cũng như lượng đường trong máu thấp đã kích thích dạ dày của các chị em mang thai, dẫn đến tình trạng trên.

 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, ốm nghén sẽ xuất hiện, rồi giảm dần và hết hẳn vào những thời kỳ sau.

 

Các mẹ nên nhờ sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa khi có hiện tượng ốm nghén kéo dài, là thai phụ đã mắc hội chứng ốm nghén HG.

 

Choáng váng

 

Khi ngồi quá lâu một chỗ rồi đột ngột đứng lên, các mẹ bầu sẽ có cảm giác chóng mặt và say sẩm. Để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi, nên đứng lên nhẹ nhàng, từ từ để không làm hoa mắt chóng  mặt.

 

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là bởi lượng máu cung cấp cho não bị thiếu hụt, do nhu cầu máu gia tăng dồn về tử cung, máu tụ lại ở hai chân.

 

Tốt nhất, các chị em nên ngồi lại trên ghế, từ từ cúi đầu kẹp vào hai đầu gối, hoặc nằm xuống nghỉ ngơi 1 lúc nếu như thấy choáng váng.

 

benh cua ba bau - Những điều khó khăn khi mang thai của các mẹ

 

Ợ nóng

 

Khi dịch axit trong thực quản trào lên dạ dày, tại vùng xương ức ở ngực, các mẹ bầu sẽ có cảm giác nóng.

 

Dịch vị dạ dày tràn lên thực quản do sự ảnh hưởng của nội tiết tố progesterone làm cho hiện tượng này xảy ra trong khoảng thời gian đầu mang thai.

Vì vậy, để tránh cho dạ dày bị dồn ứ thức ăn, các mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

 

Ngoài ra, để làm trung hòa axit trong dạ dày, trước khi đi ngủ nên uống sữa cũng sẽ rất tốt.

 

Chuột rút

 

Trong thời kỳ đầu ốm nghén hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, ở các vùng như hông, đùi, bắp chân, các chị em sẽ phải chịu những cơn đau hành hạ, điều này đem lại cảm giác rất khó chịu.

 

Do lượng canxi trong máu thấp làm cho các mẹ bầu bị vọp bẻ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

 

Nếu cần thiết để bổ sung lượng canxi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Ngoài ra, các mẹ có thể nhờ người massagge các vị trí đau.

 

***Các vấn đề về tiêu hóa

 

Táo bón

 

Do chuyển động của ruột bị giảm, phân khô cứng vì bị giảm lượng nước do progesterone tác động vào thành ruột già, là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này với các mẹ.

 

Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên bổ sung cho mình một chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm hoa quả tươi, rau xanh và uống thật nhiều nước. Tuy nhiên, có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhuận tràng khi mẹ bầu bị táo bón nặng.

 

mangthai3 - Những điều khó khăn khi mang thai của các mẹ

 

Trĩ

 

Tình trạng này xảy ra là do quá trình lưu thông máu bị cản trở, khiến máu dồn ứ lại và cả tĩnh mạch trực tràng bị phình lên, bởi thai nhi ngày một phát triển và đè vào trực tràng.

 

Từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai trở đi, hiện tượng này sẽ xuất hiện.

 

Tiêu chảy

 

Khi gặp vấn đề này, các chị em sẽ mất rất nhiều nước vì thế cần uống thật nhiều nước. Có thể bạn đã bị ngộ độc thức ăn nên đường ruột bị nhiễm khuẩn. Để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi vì phải mất nước kéo dài, tốt nhất các mẹ nên đi bệnh viện để được kê đơn điều trị và truyền nước.

 

Phù nề

 

Chứng phù nề xảy ra tại các mô cơ trong cơ thể hiện tượng giữ nước được tăng lên, do nội tiết tố trong thai kỳ làm thận bị ứ Natri.

 

Vì vậy, để hạn chế mức độ giữ nước gia tăng, các mẹ cần có chế độ kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày. Hiện tượng này xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ, và do chân tay bị phù nề nên các chị em thường phải cất lại chiếc nhẫn cưới của mình trong tủ.

 

Lưu ý rằng, các mẹ nên cẩn thận trong theo dõi, vì đây là dấu hiệu sớm của chứng tiền sản giật.

 

mangthai2 - Những điều khó khăn khi mang thai của các mẹ

 

Đau lưng

 

Khi ngồi hoặc đứng quá lâu mà không đúng tư thế, các mẹ sẽ gặp những cơn đau từ vùng hông chạy xuống hai bên mông, hai chân, đau quanh vùng thắt lưng.

Các khớp xương lưng, mông chịu thêm áp lực do dây chằng vùng xương sống bị kéo dãn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

 

Vì vậy, để hạn chế hiện tượng trên, các mẹ nên tạo cho mình thói quen tập thể dục hàng ngày, tránh mang vác nặng và chỉ nên đi giày dép bệt trong suốt giai đoạn mang bầu. Ngoài ra, nên xoa bóp một cách nhẹ nhàng khi xuất hiện những cơn đau.

 

Mất ngủ

 

Khoảng thời gian trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba, nhiều chị em có thể trở nên mệt mỏi, bực bội do việc không chợp mắt được vì phải trằn trọc suốt đêm.

 

Dù cho mẹ có muốn nghỉ ngơi nằm ngủ, nhưng thai nhi thì lại không ngừng phát triển và chuyển hóa nên làm cho các mẹ mất ngủ. Hoặc giấc ngủ có thể sẽ gián đoạn bằng việc dậy đi tiểu thường xuyên.

 

Các mẹ chỉ nên sử dụng các liệu pháp thư giãn như uống sữa nóng, massage nhẹ nhàng các vùng cơ thể, tắm nước ấm, hay tạo tư thế ngủ thoải mái bằng cách sử dụng gối ngủ dành cho bà bầu. Lưu ý, khi mang thai tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ vì sẽ rất nguy hiểm cho em bé.

 

Cẩm nang làm mẹ

Website liên kết

Danh bạ website

Bài viết mới

One Piece Movie – những siêu phẩm để đời

One Piece: Stampede

One Piece Movie gây nghiện các tín đồ bằng hàng loạt seri thú vị. Hầu như tất cả các phim […]

Top 10 anime bách hợp hay

Cô Gái Cách Mạng - Utena Revolutionary Girl (1999)

Anime bách hợp là một trong những thể loại anime rất được yêu thích hiện nay. Các bộ phim anime […]

Top 10 phim hoạt hình Disney xưa và nay hay nhất mọi thời đại

phim hoạt hình disney

Những bộ phim hoạt hình Disney ngày xưa luôn gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x. Phimmoi.net […]

Danh sách 10+ Tiểu Thuyết hay tâm đắc nên đọc nhất năm 2022

Dành Tất Cả Cho Em

Danh sách 10+ tiểu thuyết hay tâm đắc nên đọc nhất năm 2022 là những tác phẩm xuất sắc thể […]

Những lưu ý giúp xin visa du lịch Canada với tỷ lệ đậu cao 

Xin visa du lịch Canada có quy trình chung

Visa du lịch Canada là điều không thể thiếu trong hành lý của những du khách đến đây. Tuy nhiên, […]